No Widgets found in the Sidebar

KIẾN TRÚC THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

I – NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN

Bát trạch Lạc Việt là một trong 4 yếu tố tương tác căn bản của phong thuỷ, tuy không có sự tính toán phức tạp như việc ứng dụng các yếu tố khác, nhưng rất quan trọng trong phong thuỷ thiết kế nhà ở. Bát trạch chủ yếu xét sự tương tác của 8 hướng trên Địa bàn ảnh hưởng tới con người. Như phần trên tôi đã trình bày:
Trong Bát trạch chia con người là Đông và Tây Tứ cung hợp với Đông hoặc Tây Tứ trạch.

* Tuổi người tính theo năm sinh, căn cứ vào bảng Huyền Không phi tinh đã lập thành ở trên để phân Đông Tây tứ cung.
* Đông Tứ Cung và Tây Tứ cung được ghi nhận như sau:
Các quái trạch thuộc Đông Tứ trạch là: 
Khảm – Chấn – Ly – Tốn .
Các quái trạch thuộc Tây Tứ trạch là: Đoài – Càn – 
Cấn – Khôn .
Dưới đây là hình biễu diễn tương quan 8 mệnh chủ thuộc Đông Tây trạch với 8 hướng:
I -1: Người Tây Tứ cung:

I – 1 -1: Người phi cung Càn:

I -1 – 2: Người phi cung Cấn:


I – 1 – 3: Người phi cung Khôn:


I – 1- 4: Người phi cung Đoài:

I – 2: Người Đông tứ cung
I – 2 – 1: Người phi cung Khảm:

I -2 – 2: Người phi cung Chấn
I – 2 – 3: Người phi cung Ly:


I – 2 – 4: Người phi cung Tốn.

Qua hình trên phân cung Đông Tây trạch thì các cung hướng tốt là được qui ước cụ thể theo thứu tự từ Tốt nhất đến tốt ít nhất, và từ Xấu nhất đến xấu ít nhất là: Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị. Các hương xấu là: Ngũ Quỉ, Tuyệt Mạng, Lục Sát, Họa Hại. Tính chất cụ thể của ý nghĩa tốt xấu từng cung với gia chủ sẽ tiếp tục học trong các bài tiếp theo. Hương xấu của người Đông cung là hướng tốt của người Tây cung và ngược lại. Lưu ý:
Về quái trạch liên quan Đông – Tây tứ trạch thì Phong thuỷ Lạc Việt và từ sách có gốc chữ Hán giống nhau . Chỉ khác phương vịT
ốn/ Tây Nam
 – 
Khôn/ Đông Nam.
Tham khảo
QUI LUẬT HOÀN HẢO CỦA HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ
Trong tương quan quái mệnh và Bát Trạch Lạc Việt

Tính quy luật là một trong những yếu tố cần trong tiêu chỉ khoa học cho một phương pháp và lý thuyết khoa học.
Hình dưới đây biểu diễn tương quan quái mệnh và Bát trạch trong Bát trạch Lạc Việt. Các quái mệnh và tám phương vị tương quan được biểu diễn theo thuận tự chiều kim đồng hồ – qui luật của Hà Đồ – bắt đầu từ Càn Kim. Quí vị quan tâm cũng sẽ nhận thấy tính quy luật hoàn hảo của mối tương quan này.
Điều này không thể có trong Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư dù được sắp xếp như thế nào.

ĐỒ HÌNH TƯƠNG QUAN QUÁI MỆNH VÀ BÁT TRẠCH
VinhL
Hkeikun 
thể hiện
Học viên khóa II Phong Thủy Lạc Việt.

II – PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐẤT CẤT NHÀ THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT
II – 1: Trong điều kiện diện tích đất đã ổn định cần chọn vị trí cất nhà. 
Có nhiều yếu tố để chọn vị trí:
* Theo Hình lý khí.
* Theo Huyền Không
* Theo Bát trạch.
Ở mục này chúng ta xét chủ yếu theo phương pháp Bát trạch (Sau này khi học đến các phương pháp Huyền không và hình lý khí thì chúng ta sẽ nghiên cứu tính phối hợp của các phương pháp này trong Phong Thủy Lạc Việt).
Thông thường, trong diện tích đất đã chọn, người ta chọn vị trí cao ráo, sạch sẽ để làm nền nhà. Điều này có liên quan đến phương pháp ứng dụng hình lý khí như sau:
II – 2: Khái niệm căn bản về Âm Dương trong ứng dụng theo Phong Thủy Lạc Việt.
Khái niệm chuyên sâu về khí chúng ta sẽ học sau phần Dương Trach Lạc Việt (Cấu trúc hình thể trong Phong thủy Lạc Việt). Ở bài này, tôi chỉ phân tích cổ thư và khẳng định tính đúng đắn trong mớ hỗn độn tranh cãi hiện nay của các phong thủy gia.
Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành viết liên quan đến phong thủy cho rằng:
* “Âm thăng. Dương giáng”
Điều này được diễn tả như sau: Khí Âm thăng (Bay lên) – tức toả ra theo quan niệm hiện đại – và Dương giáng, tức hút vào hành tinh. Khí Âm, tức khí của các hành Tinh (Âm tụ thành hình) trong đó có Trái Đất của chúng ta. Khí Dương là khí trong vũ trụ tương tác với Địa cầu.
* “Âm nhô cao, Dương trũng thấp”. 
Điều này được diễn tả như sau: Đây là hệ quả của nguyên nhân trên. Bởi vì trong cấu trúc địa hình trái đất có c
hỗ trũng thấp như ao hồ, chỗ cao như núi non. Vì Âm khí – khí của địa cầu tỏa ra – nên tỏa cực đại ở núi cao, cực tiểu ở ở trũng thấp. Dương khí giáng xuống nên tụ ở trũng thấp.
Nhưng hiện nay, do căn cứ vào cổ thư viết:“Khi hỗn độn đã phân, Khí Dương nhẹ và trong bay lên thành trời. Khí Âm đục và nặng, tụ xuống thành đất”. Cho nên, các phong thủy gia hiện đại đã hiểu sai và rất nhiều phong thủy gia cho rằng nhô cao là Dương và trũng thấp là Âm. Thậm chí có những bài viết gần đây trên báo mạng trong nước – khi phân tích về phong thủy Hà Nội – nhiều phong thủy gia vẫn lý luận như vậy. Thực chất câu “Khí Âm tụ lại” và “khí Dương bay lên” là sự hiểu sai sự hình thành vũ trụ do không hiểu biết về sự lý giải hình thành vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trong sự hình thành vũ trụ thì Âm tụ lại thành các thiên thể, và Dương khí tỏa ra (Bay lên). Nhưng khi vũ trụ hình thành thì Âm khí tỏa ra từ các thiên thể và Dương khí tương tác – như tôi đã trình bày ở trên.
Phong thủy Lạc Việt xác định rằng:
Trong phân tích về hình thể thì 
“Âm thăng, Dương Giáng” và “Âm nhô cao, Dương trũng thấp”.
Hay nói cụ thể hơn: Núi đồi, mô đất là Âm. Ao hồ, thấp trũng là Dương.
Chính vì khí Âm thăng, nên ở các nơi đất cao, gò cao, núi cao – trong phong thuỷ qui ước thuộc Âm – vì Âm khí tụ ở đó. Chính vì khí Dương giáng, nên ở những nơi ao, hồ, khuyết lõm… – trong phong thuỷ qui ước thuộc Dương – vì khí dương tụ ở đó. Người ta chọn nơi cao ráo trên diện tích đất chính vì khí âm tụ ở đó. Nhưng tôi nói cao thấp là phân biệt tương đối . Nếu cao quá , như ngọn đồi và thấp quá như đất sình lầy đếu bất cập . Vấn đề này sẽ học, khi vào chuyên sâu Hình Lý khí.
Trong Bát trạch – nếu chọn chỗ đất cao nhưng không thuộc phương vị tốt hoặc thỏa mãn các tiêu chí tốt trong Phong Thủy cũng sẽ bất lợi. Tất nhiên, nếu chỗ đất cao và hợp phương vị tốt là tốt nhất. Trong trường hợp chỗ đất cao không hợp phương vị thì chọn chỗ đất cao ở phương vị tốt của gia chủ (có thể nó thấp hơn chỗ khác , nhưng thuộc phương vị xấu). Sau khi đã chọn đất , ta tiến hành chọn hướng nhà.
II -3: Chọn đất theo Bát trạch Lạc Việt:
Giả thiết chúng ta có một miếng đất đã ổn định với diện ích 30x 50 mét như dưới đây. Gia chủ thuộc Tây tứ cung. Các phương vị tốt sẽ là Tây (Đoài) – Tây Bắc (Càn) – Đông Bắc (Cấn) và Đông Nam (Khôn). Hình thể miếng đất cao ở phía Đông và Đông Nam . Nhưng phần Đông Nam hơi thấp hơn phần phía Đông. Tôi lưu ý là tính cao thấp chỉ tương đối – không chênh lệch nhau quá lớn . Nếu theo phương pháp hình lý khí thì sẽ chọn vùng đất phía Đông để cất nhà. Nhưng theo Bát Trạch và cân đối với phương pháp hình lý khí thì Bát trạch Lạc Việt sẽ chọn miếng đất phía Đông Nam. Tôi cũng lưu ý là đây thuần túy ứng dụng Bát trạch, các phương pháp khác ko tính tới trong trường hợp này.
Xin xem hình minh họa sau đây:
II – 2 – 1: 
HÌNH THỂ ĐẤT
II – 2 – 2:
VỊ TRÍ CẤT NHÀ THEO 
BÁT TRẠCH LẠC VIỆT


Anh chị em cũng lưu ý rằng: 
Trong điều kiện miếng đất tương đối bằng phẳng thì vị trí tối ưu chính là phương Tây Bắc, Tây của miếng đất này. Nhưng nếu đặt ở đây mà quay về hướng Tây (như căn nhà minh họa trên) thì phía trước nhà hướng Tây, sẽ có diện tích hẹp (Minh Đường hạn hẹp) và đây là điều khôn
g tốt theo phương pháp hình lý khí ( Sẽ học sau). Bởi vậy, Phong thủy Lạc Việt là sự kết hợp tối ưu tất cả các phương pháp (Các nhà nghiên cứu gọi là “Trường phái”).

By admin

Dark mode